SKKN: “Hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài Tập đọc lớp 5 bằng các dạng sơ đồ”

Lượt xem: Lượt tải:


Thông tin Nội dung
Tên tài nguyên SKKN: “Hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài Tập đọc lớp 5 bằng các dạng sơ đồ”
Loại tài nguyên Sáng kiến kinh nghiệm,
Tên tập tin tiengviet_Pham-Thi-Han_PTDTBT-THTHCS-Tra-thuy.doc.doc
Loại tập tin application/msword
Dung lượng 2.87 MB
Ngày chia sẻ 24/06/2023
Lượt xem 116
Lượt tải 0
Xem tài liệu Xem Online
Tải về

Ở Tiểu học, phân môn “Tập đọc” là một phân môn có mục đích hình thành và phát triển năng lực đọc cho học sinh, giáo dục lòng ham đọc sách và làm giàu kiến thức về ngôn ngữ đời sống, kiến thức văn học cho các em. Hình thành và rèn luyện kĩ
năng đọc cho học sinh là nhiệm vụ quan trọng nhất của việc dạy học. Đọc đúng là tiền đề của đọc nhanh cũng như thông hiểu nội dung văn bản. Ngược lại nếu không hiểu điều mình đang đọc thì không thể đọc nhanh và đọc diễn cảm được.
Nhiều tiết tập đọc, không phải học sinh nào cũng có thể hiểu được toàn bộ nội dung văn bản, hiểu điều mình đang đọc. Có những em trong tiết tập đọc hầu như toàn bộ sự chú ý chỉ tập trung vào việc nhận ra mặt chữ để phát âm, còn nghĩa của bài thì các em vẫn chưa hiểu. Nhiều giáo viên khi dạy tập đọc chỉ chú trọng vào rèn kỹ năng đọc đúng cho các em, phần lớn thời gian của tiết học là dành cho luyện đọc chứ chưa thật sự quan tâm nhiều đến việc các em có hiểu nội dung bài đọc hay không, khi đưa ra câu hỏi tìm hiểu nội dung bài đọc thì các em còn lúng túng không trả lời đúng trọng tâm câu hỏi của giáo viên. Có những em thì trả lời bằng cách đọc lại cả một đoạn văn bản rất dài. Vậy làm thế nào để các em ngoài việc vừa đọc tốt mà vừa trả lời tốt được các câu hỏi trong phần tìm hiểu bài, đó chính là những băn khoăn, suy nghĩ của tôi. Từ những vấn đề trình bày ở trên, qua một thời gian tìm tòi, trao đổi, học hỏi các giáo viên có nhiều kinh nghiệm và áp dụng tôi đã nghiên cứu sáng kiến: “Hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài Tập đọc lớp 5 bằng các dạng sơ đồ”.
Để giúp học sinh trả lời tốt các các câu hỏi trong phần tìm hiều bài, tôi sử dụng các dạng sơ đồ sau:
a. Sơ đồ ý của một câu hỏi trong bài.
b. Sơ đồ liên kết giữa các câu hỏi trong bài.
c. Sơ đồ mạng.
Kết quả đạt được: Tạo sự thích thú ham học tập cho học sinh. Học sinh hứng thú và
chủ động hơn trong việc tìm hiểu bài và cảm thấy yêu thích học môn Tiếng Việt hơn.
Đặc biệt là tỉ lệ học sinh đọc, hiểu văn bản tăng lên đáng kể.

Tác giả: Phạm Thị Hân