SKKN: Một số biện pháp nhằm nâng cao công tác xây dựng nề nếp lớp học
Lượt xem: Lượt tải:
Thông tin | Nội dung |
---|---|
Tên tài nguyên | SKKN: Một số biện pháp nhằm nâng cao công tác xây dựng nề nếp lớp học |
Loại tài nguyên | Sáng kiến kinh nghiệm, |
Tên tập tin | SKKN-THI-CNG.doc |
Loại tập tin | application/msword |
Dung lượng | 133 kB |
Ngày chia sẻ | 28/11/2022 |
Lượt xem | 209 |
Lượt tải | 0 |
Xem tài liệu | Vui lòng đăng nhập để xem! |
Tải về | Vui lòng đăng nhập để tải về! |
PHẦN MỞ ĐẦU
- Lý do chọn đề tài
Giáo viên chủ nhiệm ở Tiểu học có một vị trí vô cùng quan trọng trong việc hình thành cho học sinh những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng sống cơ bản để học sinh tiếp tục học Trung học cơ sở.
Để thực hiện được mục tiêu đó đòi hỏi Giáo viên chủ nhiệm có một vai trò, vị trí vô cùng quan trọng : Là người quản lý học sinh học 2 buổi/ngày và các hoạt động ở trường, người tổ chức phối hợp các đoàn thể trong nhà trường, xây dựng môi trường thân thiện, lành mạnh nhằm phát huy tối đa tiềm năng của xã hội, tận dụng tối đa mặt tích cực và hạn chế tối đã ảnh hưởng tiêu cực đến học sinh. Giáo viên chủ nhiệm là người phát hiện tổ chức bồi dưỡng năng khiếu cho học sinh, có trách nhiệm đánh giá toàn diện chất lượng giáo dục học sinh.
Xuất phát từ chiến lược nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài cho các lực lượng sản xuất và hoạt động xã hội. Việc giúp học sinh phát triển các kĩ năng, hành vi, sự phát triển năng lực sáng tạo, thích ứng, giao tiếp ứng xử là hết sức quan trọng.
Xuất phát từ những yêu cầu mới, từ hoàn cảnh cụ thể của xã hội, của giáo dục nhà trường, của gia đình trong giai đoạn hiện nay, vị trí, nhiệm vụ của giáo viên chủ nhiệm có một ý nghĩa đặc biệt. Vấn đề đặt ra đòi hỏi Giáo viên thực hiện công tác chủ nhiệm như thế nào để nâng cao hiệu quả công tác chủ nhiệm lớp, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Đầu mỗi năm học, ở cùng một trường học, cùng một khối lớp, chất lượng học tập của học sinh cũng tương đương nhau. Nhưng tại sao đến cuối năm, chất lượng học tập ; phẩm chất và năng lực của học sinh lớp này lại khác hẳn so với các lớp khác. Tất cả những điểm khác biệt đó đều do giáo viên chủ nhiệm lớp tạo ra. Giáo viên chủ nhiệm nào có tinh thần trách nhiệm cao, tận tâm với học sinh của mình thì chắc chắn sẽ tìm ra được các biện pháp để thu hút học sinh đến lớp, làm cho học sinh trở nên chăm ngoan, thích đi học và luôn cảm thấy “mỗi ngày đến trường là một niềm vui”.
Mặt khác, tuy giáo viên chủ nhiệm lớp ở Tiểu học dạy được tất cả các lớp (từ lớp 1 đến lớp 5) nhưng trong thực tế, không phải giáo viên nào cũng theo học sinh của mình từ lớp này lên lớp khác. Vì vậy, mỗi năm lên lớp, các em lại được học với một thầy (cô) khác nhau. Nếu giáo viên lớp dưới làm tốt công tác chủ nhiệm, xây dựng tốt nề nếp lớp học, rèn luyện cho học sinh phương pháp tự học và nhiều kĩ năng sống cơ bản khác; nhưng lên lớp trên, giáo viên chủ nhiệm lớp không duy trì, không phát huy thì rồi nề nếp lớp học và chất lượng học tập của học sinh sẽ ra sao? Do vậy, công tác chủ nhiệm lớp phải được thực hiện đồng bộ từ lớp Một đến lớp Năm. Nề nếp lớp học, phương pháp học tập, đạo đức, nhân cách và các kĩ năng sống của học sinh phải được giáo viên chủ nhiệm chú ý xây dựng, rèn dủa ngay từ lớp 1 và phải được duy trì, phát huy xuyên suốt ở các lớp trên.
Bản thân tôi đã liên tục nhiều năm làm công tác chủ nhiệm lớp. Có năm công tác chủ nhiệm của tôi rất nhẹ nhàng vì giáo viên lớp 3 đã làm tốt công tác chủ nhiệm lớp. Tôi chỉ việc phát huy và sáng tạo thêm theo mục tiêu phấn đấu của mình. Nhưng cũng có năm, tôi rất vất vả với công tác chủ nhiệm đầu năm. Tôi phải xây dựng lại từ đầu nề nếp lớp học, hướng dẫn học sinh cách bao bìa dán nhãn, cách trình bày trong vở, cách làm vệ sinh lớp, đề ra các nội qui của lớp,…và phải thường xuyên nhắc nhở, uốn nắn những sai sót của học sinh nên có lúc rất căng thẳng, mệt mỏi.
Để hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, người giáo viên chủ nhiệm lớp ở tiểu học phải trải qua biết bao nhiêu khó khăn, bao nhiêu vất vả. Vì vậy, tôi khẳng định rằng công tác của giáo viên chủ nhiệm lớp ở Tiểu học là cực kì quan trọng, là nhân tố số một quyết định chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh.
Sau nhiều năm làm công tác chủ nhiệm lớp, tôi luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Liên tục những năm qua, lớp tôi chủ nhiệm luôn duy trì sĩ số 100%, chất lượng học tập, năng lực, phẩm chất của học sinh luôn đạt kết quả cao. Điều đó làm tôi tự tin hơn khi chọn đề tài viết sáng kiến kinh nghiệm : “Một số biện pháp nhằm nâng cao công tác xây dựng nề nếp lớp học ”. Mong được chia sẻ và nhận được những đóng góp chân tình từ các thầy giáo, cô giáo.