SKKN: Phát huy tính sáng tạo của học sinh thông qua việc tận dụng những vật liệu tái sử dụng trong môn Mĩ thuật THCS
Lượt xem: Lượt tải:
Thông tin | Nội dung |
---|---|
Tên tài nguyên | SKKN: Phát huy tính sáng tạo của học sinh thông qua việc tận dụng những vật liệu tái sử dụng trong môn Mĩ thuật THCS |
Loại tài nguyên | Sáng kiến kinh nghiệm, |
Tên tập tin | Mithuat_BuiThiThuyVuong_TruongPTDTBTTHTHCSTraThuy.doc |
Loại tập tin | application/msword |
Dung lượng | 22.98 MB |
Ngày chia sẻ | 28/11/2022 |
Lượt xem | 465 |
Lượt tải | 0 |
Xem tài liệu | Vui lòng đăng nhập để xem! |
Tải về | Vui lòng đăng nhập để tải về! |
- PHẦN MỞ ĐẦU
Ô nhiễm môi trường là một trong những vấn đề hết sức cấp bách hiện nay, nó ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Một trong những nguyên nhân gây ra ô nhiễm môi trường là xuất phát từ việc vứt rác bừa bãi của con người. Là thế hệ tương lai của đất nước chúng ta hãy suy nghĩ về vấn đề này và tìm cách cứu vãn môi trường sống đang bị đe dọa. Nghĩ về điều này tôi muốn gửi đến các bạn một thông điệp: “Có ý thức chấp hành tốt không xả rác ra môi trường”.
Chúng ta vẫn luôn được giáo dục rằng: “Bảo vệ môi trường là bảo vệ cuộc sống của chính chúng ta”. Đúng như vây, môi trường có trong lành, sạch đẹp thì sức khỏe con người mới có thể được bảo vệ, cải thiện về cả thể chất lẫn tinh thần. Trái lại khi môi trường ô nhiễm, con người cũng sẽ gánh chịu những hậu quả hết sức nặng nề. Mặc dù chúng ta gần như biết đều đó, nhưng dường như con người vẫn chưa ý thức được hết sự quan trọng của bảo vệ môi trường, tiện đâu bỏ đấy nên rác có mặt ở khắp nơi: trên đường phố, trong nhà xe, bệnh viện, trường học, di tích thắng cảnh…Đến đâu cũng thấy rác, rác gồm đủ loại với đủ các chất liệu khác nhau như: hộp giấy, bìa carton, chai nước suối, nước rửa chén, túi vỏ bánh kẹo, dầu ăn…. Nếu vệ sinh và thu gom, tái chế sẽ biến thành những đồ dùng mới, tiếp tục những vòng đời mới trở thành những đồ chơi, đồ dùng phục vụ cho chính mình. Đó chính là những sản phẩm mang tính sáng tạo mà không cần tốn kém. Đặc biệt, đối với lứa tuổi THCS cho các em trải nghiệm, tạo hình, tạo dáng từ phế liệu, các em không chỉ được học đơn thuần về Mĩ thuật mà còn có thêm sự hiểu biết về sử dụng các đồ tái chế, góp phần bảo vệ môi trường, tiết kiệm và sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Đồng thời cũng góp phần vào việc giảm thiểu sự gia tăng của biến đổi khí hậu. Và đó là lý do tôi chọn sáng kiến: “Phát huy tính sáng tạo của học sinh thông qua việc tận dụng những vật liệu tái sử dụng trong môn Mĩ thuật THCS”.