SKKN: Lồng ghép giáo dục hướng nghiệp cho học sinh miền núi qua môn Giáo dục công dân bậc Trung học cơ sở

Lượt xem: Lượt tải:


Thông tin Nội dung
Tên tài nguyên SKKN: Lồng ghép giáo dục hướng nghiệp cho học sinh miền núi qua môn Giáo dục công dân bậc Trung học cơ sở
Loại tài nguyên Sáng kiến kinh nghiệm,
Tên tập tin skkn-My-Tra-20-21.doc
Loại tập tin application/msword
Dung lượng 496 kB
Ngày chia sẻ 28/11/2022
Lượt xem 111
Lượt tải 0
Xem tài liệu Vui lòng đăng nhập để xem!
Tải về Vui lòng đăng nhập để tải về!
    1. PHẦN MỞ ĐẦU

    Đảng và Nhà nước ta hết sức coi trọng giáo dục và đào tạo và đã khẳng định GD&ĐT là quốc sách hàng đầu cùng với khoa học và công nghệ là yếu tố quyết định góp phần tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội, GD&ĐT phải gắn với nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội với khoa học công nghệ và củng cố quốc phòng an ninh. GD&ĐT là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân và toàn xã hội. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI trên cơ sở kế thừa những tư tưởng chỉ đạo có tầm chiến lược của các kỳ đại hội trước, với tinh thần đổi mới mạnh mẽ, toàn diện GD&ĐT đã chỉ rõ: “Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đổi mới mạnh mẽ toàn diện và phát triển nhanh GD&ĐT, tập trung chuyển đào tạo từ chiều rộng sang chiều sâu, quan tâm đặc biệt đến đào tạo nghề”.

    Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 14 tháng 11 năm 2013 của Đảng về Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đã khẳng định mục tiêu: “…Bảo đảm cho học sinh có trình độ THCS có tri thức phổ thông nền tảng, đáp ứng yêu cầu phân luồng mạnh sau THCS, THPT phải tiếp cận nghề nghiệp và chuẩn bị cho giai đoạn học sau 2 phổ thông có chất lượng….”, Nghị quyết cũng chỉ rõ: “…Chú trọng giáo dục nhân cách, đạo đức, lối sống, tri thức pháp luật và ý thức công dân. Tập trung vào những giá trị cơ bản của văn hóa, truyền thống và đạo lý dân tộc, tinh hoa văn hóa nhân loại, giá trị cốt lõi và nhân văn của Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Tăng cường giáo dục thể chất, kiến thức quốc phòng, an ninh và hướng nghiệp…..”. Như vậy, hướng nghiệp cho học sinh phổ thông trong giai đoạn hiện nay góp phần rất lớn trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước. Theo Chiến lược phát triển dạy nghề thời kỳ 2011-2020, đến năm 2020 dạy nghề đáp ứng được nhu cầu thị trường lao động cả về số lượng, chất lượng, cơ cấu ngành nghề và trình độ đào tạo.

    Tư vấn nghề nghiệp và giáo dục hướng nghiệp là những công việc rất quan trong của hệ thống giáo dục và đào tạo. Giáo dục hướng nghiệp cho học sinh phổ thông là việc làm vô cùng quan trọng, giúp định các em định hướng nghề  nghiệp tương lai ngay từ đầu quá trình hình thành và phát triển nhân cách cũng như xây dựng năng lực chuyên môn, tạo động lực phấn đấu trên con đường đường. Giáo dục hướng nghiệp và tư vấn nghề nghiệp cần phải được tiến hành liên tục trong quá trình định hình nhân cách của học sinh, không đợi đến cuối cấp trung học cơ sở (THCS) và không phải là kết thúc khi học sinh đưa ra lựa chọn của mình về khối thi và ngành thi trong các kì thi tuyển sinh.

    Giáo dục hướng nghiệp là một bộ phận quan trọng trong GD&ĐT, giúp học sinh THCS định hướng được nghề nghiệp trong tương lai của mình. Do đó, cần coi trọng công tác hướng nghiệp và phân luồng học sinh trung học, chuẩn bị cho thanh, thiếu niên đi vào lao động nghề nghiệp phù hợp với sự chuyển dịch của nền kinh tế cả nước và địa phương. Công tác hướng nghiệp tốt sẽ giúp học sinh có hứng thú và động cơ nghề nghiệp đúng đắn, có lý tưởng nghề nghiệp trong sáng, góp phần ổn định xã hội. Ngoài ra, định hướng nghề sẽ cho các em trải nghiệm và có thể tự nhận thấy mình thích hợp với nghề nào từ đó có kế hoạch học, tập, rèn luyện trau dồi kiến thức để đạt được mục tiêu hướng đến.

    Ngoài chương trình chính khóa của bộ môn Giáo dục hướng nghiệp ra thì ưu thế và thể hiện vai trò rõ ràng về giáo dục hướng nghiệp là các môn Công nghệ, Tin học, Nghệ thuật, Giáo dục công dân và Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp.

    Để góp phần cải thiện hiệu quả của việc đổi mới phương pháp dạy học trong nhà

    trường và xu thế giáo dục toàn diện cho học sinh đặc biệt là giáo dục hướng nghiệp thì bộ môn Giáo dục công dân (GDCD) đóng vai trò hết sức quan trọng.

    Môn GDCD là môn khoa học xã hội có vị trí rất quan trọng. Môn GDCD cung cấp cho học sinh hệ thống tri thức toàn diện trên tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội… bao gồm kiến thức của nhiều môn học khác. Môn học này góp phần hình thành nhân cách, phẩm chất, năng lực cho học sinh; hình thành và phát triển phương pháp suy nghĩ và hành động, giúp học sinh trở thành con người có tri thức, phẩm chất năng lực; phát triển  hoàn thiện các mặt: Đức – Trí – Thể – Mĩ. Môn học trực tiếp hình thành phẩm chất chính trị, đạo đức tư tưởng cho học sinh thông qua việc trực tiếp trang bị cho học sinh về thế giới quan và nhân sinh quan khoa học; trực tiếp hình thành niềm tin, lý tưởng, đạo đức, ý thức pháp luật cho thế hệ công dân của đất nước. Môn học còn góp phần đào tạo học sinh thành những người lao động mới, góp phần hình thành phẩm chất tích cực của người công dân tương lai.

    Có một thực tế đang diễn ra hiện nay là đa phần học sinh thờ ơ, bàng quan với việc lựa chọn nghề nghiệp cho chính bản thân mình, các em chọn nghề theo cảm tính, thời vụ, không quan tâm tới đặc thù nghề nghiệp cũng như triển vọng công việc sau khi ra trường, khi không đi học nữa, một số khác lại chọn nghề theo phong trào và quyết định chọn nghề chỉ vào những phút cuối buộc phải đăng ký hoặc nghe bạn bè rủ rê, chọn những nghề nghiệp xa rời với thực tiễn. Nhiều em gần như không có sự chuẩn bị chu đáo trước khi lựa chọn nghề, các em mù tịt thông tin, không quan tâm đến những ngành nghề mà xã hội, địa phương đang cần. Chỉ đến khi không còn sự lựa chọn nào khác nữa các em mới suy nghĩ về việc học nghề. Đặc biệt đối với học sinh miền núi thì việc suy nghĩ, định hướng về nghề nghiệp tương lai càng thêm mù mờ và phó mặc cho cuộc đời, đến đâu hay đến đó. Môn GDCD hiện nay thực sự rất hữu ích đối với học sinh trong việc lựa chọn, phát huy những năng khiếu, sở thích của bản thân trong việc lựa chọn nghề nghiệp của mình trong tương lai mà học sinh chưa nhận ra.

    Trong những năm gần đây nền kinh tế nước ta đã có những chuyển biến tích cực, với tốc độ tăng trưởng ngày càng cao. Cùng với sự phát triển thì yêu cầu của xã hội về con người cũng càng ngày càng cao, đòi hỏi con người của thời đại mới phải trang bị cho mình những kiến thức cơ bản trên mọi lĩnh vực đời sống, xã hội. Nếu chúng ta vẫn sống một cách thụ động, mù mờ, dậm chân tại chỗ, không định hướng thì chắc chắn chúng ta không thể nào góp phần giúp đất nước hội nhập và phát triển. Trước những trăn trở trên tôi đã mạnh dạn chọn và nghiên cứu sáng kiến: “Lồng ghép giáo dục hướng nghiệp cho học sinh miền núi qua môn Giáo dục công dân bậc Trung học cơ sở”.

     

     

     

     

     

    1. NỘI DUNG
    2. Thời gian thực hiện:

    Từ tháng 9 năm 2020 đến hết  tháng 3 năm 2021 (năm học 2020-2021)

    1. Đánh giá thực trạng:

    2.1. Kết quả đạt được:

    Trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học và Trung học cơ sở (PTDTBT TH&THCS) Trà Thủy thuộc xã Trà Thủy, huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi. Năm học 2020 – 2021, trường PTDTBT THCS Trà Thủy có 175 học sinh được biên chế thành 6 lớp. Học sinh trong trường có 98% là học sinh dân tộc Kor. Đa số các em ngoan và ham học có thể đáp ứng được nhu cầu đào tạo.

    Được sợ hỗ trợ của BGH, các ban ngành, đoàn thể, đồng nghiệp trong các hoạt động ngoại khóa giúp các hoạt động thành công hơn.

    Phương tiện, thiết bị dạy học hiện đại tương đối đầy đủ nên hỗ trợ rất nhiều trong quá trình giảng dạy nên kết quả đạt được cao hơn.

    Học sinh hứng thú với những tiết học được tổ chức đa dạng các hình thức hoạt động nhất là hoạt động lồng ghép GDHN.

    2.2. Những mặt còn hạn chế:

    Giáo dục hướng nghiệp cho học sinh (HS) sau trung học là một trong những nội dung quan trọng nhằm thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT. Làm tốt công tác này sẽ tạo lối đi đúng cho HS, hạn chế lãng phí về thời gian, chi phí của gia đình và xã hội. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân việc GDHN, lồng ghép GDHN  cho HS vẫn chưa được chú trọng và gặp phải không ít khó khăn.

    – Mặc dù cấp ủy Chi bộ, ban giám hiệu các trường đã nhận thức, xác định được vị trí, tầm quan trọng của bộ môn GDCD trong giáo dục, rèn luyện và hình thành nhân cách cho học sinh, song đến thời điểm hiện nay, trong tâm niệm của của đa số phụ huynh và học sinh vẫn còn lối suy nghĩ bộ môn GDCD là bộ môn phụ trong nhà trường nên học sinh thường học chỉ để có đủ điểm, bỏ qua vấn đề suy ngẫm, tìm hiểu thêm kiến thức, kĩ năng, thái độ đằng sau mỗi bài học, thậm chí là học qua loa, học cho xong.

    – Công tác phối hợp giữa cấp uỷ, Ban Giám hiệu, tổ chức Công đoàn, Đoàn Thanh niên, trường Hướng nghiệp dạy nghề huyện Trà Bồng, Hội Phụ huynh, giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn Hướng nghiệp đã được thực hiện tuy nhiên kết quả vẫn chưa rõ nét trong việc giáo dục, định hướng nghề cho các em.

    –  Bản thân đã có nhiều nỗ lực và cố gắng trong  đổi mới phương pháp giảng dạy nhưng vẫn còn “bó khung” trong khuôn khổ của lớp học, giờ dạy nặng tính lý thuyết, thiếu những tư liệu, chưa từng được tập huấn về chương trình hướng nghiệp… cho nên sức thuyết phục vẫn chưa cao. Hơn nữa thời lượng dành cho môn GDCD chỉ có 1 tiết/ tuần mà lượng kiến thức thì khá nhiều, không chỉ riêng nội dung chính thức mà nhiều nội dung giáo dục khác nhau cũng “bị giao” cho môn GDCD để “lồng ghép” nên việc dạy học mang nặng tính khái quát,  giáo viên không có nhiều thời gian giảng dạy cặn kẽ, tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng của học sinh đặc biệt là đối với các em học sinh lớp 9 chuẩn bị tốt nghiệp THCS.

    – Hoạt động giáo dục hướng nghiệp trong nhà trường chưa được quan tâm đúng mức .

    – Phụ huynh lo làm ăn (99% phụ huynh làm nương, rẫy) nên phó mặc con em cho nhà trường, cho thầy cô.

    – Một số gia đình và bản thân HS còn trông chờ, ỷ lại vào người khác.

    – Về phía HS:

    + Nhiều học sinh thành tích học tập rất tốt, nhưng nếp sống của người dân bao đời tác động rất nhiều đến suy nghĩ và định hướng nghề nghiệp của các em.

    + Sự bùng nổ thông tin, nhất là Game online làm các em đắm chìm trong thế giới ảo, lười biếng, sống không có hoài bão, ước mơ, không có kĩ năng trang bị hành trang để tự thân lập nghiệp.…

    Chính những hạn chế nêu trên mà việc giáo dục nói chung và giáo dục hướng nghiệp nói riêng cho học sinh còn nhiều hạn chế, chưa đạt hiệu quả cao.

    Như vậy, vấn đề đặt ra là giáo dục hướng nghiệp  cho học sinh là một nhiệm vụ vô cùng  khó khăn, phức tạp và rất khó thành công trong một thời gian ngắn. Càng khó khăn và phức tạp hơn cho GV GDCD đối với học sinh miền núi như học sinh trường Phổ thông DTBT TH&THCS Trà Thủy. Vì tính chất đặc thù của người dân vùng núi ít nói, con thích làm gì làm phụ huynh ít khi nhắc nhở, quan tâm, định hướng hoặc theo dõi sát sao con em của mình. Chúng ta cần chọn lựa những hình thức lồng ghép giáo dục sao cho vừa không ảnh hưởng đến nội dung bài học mà vẫn đảm bảo các em hiểu được ý nghĩa, tầm quan trọng của việc lựa chọn nghề nghiệp tương lai, biết được một số thông tin cơ bản về định hướng phát triển kinh tế – xã hội của địa phương, đất nước.