SKKN: Một số biện pháp giúp các học sinh tiểu học phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo trong học môn Âm nhạc

Lượt xem: Lượt tải:


Thông tin Nội dung
Tên tài nguyên SKKN: Một số biện pháp giúp các học sinh tiểu học phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo trong học môn Âm nhạc
Loại tài nguyên Sáng kiến kinh nghiệm,
Tên tập tin SKKN-phat-huy-tinh-tich-cuc-chu-dong-sang-tao-trong-hoc-mon-Am-nhac.doc
Loại tập tin application/msword
Dung lượng 7.63 MB
Ngày chia sẻ 28/11/2022
Lượt xem 105
Lượt tải 1
Xem tài liệu Vui lòng đăng nhập để xem!
Tải về Vui lòng đăng nhập để tải về!

Theo Luật giáo dục : Mục tiêu của giáo dục tiểu học nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản để học sinh học tiếp cấp trung học cơ sở. Mà giáo dục là bộ phận của quá trình sư phạm, là quá trình hình thành nên cơ sở khoa học của thế giới quan, niềm tin, tình cảm, thái độ, những tính cách, những hành vi, thói quen cư xử đúng đắn trong xã hội. Trong đó, giáo dục tiểu học rất quan trọng, giúp học sinh hình thành nền tảng cho sự phát triển đúng đắn.

Âm nhạc là một trong những phương tiện hiệu quả để thực hiện nhiệm vụ giáo dục đạo đức, thẩm mỹ, góp phần giáo dục  học sinh toàn diện, hình thành nhân cách con người. Đồng thời, bước đầu hình thành khả năng cảm thụ, hiểu và thể hiện nghệ thuật âm nhạc, khơi dậy ở các em khả năng sáng tạo trong hoạt động âm nhạc,… Hiện nay đất nước chúng ta có nhiều thành tựu to lớn rất đáng tự hào về phát triển Kinh tế – Xã hội, Văn hóa – Giáo dục. Song cũng có nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến sự nghiệp giáo dục, trong đó sự suy thoái về đạo đức và những giá trị nhân văn, giá trị thẩm mỹ tác động đến đại đa số thanh thiếu niên như: Thiếu tôn trọng thầy cô giáo, thường xuyên vi phạm nội quy nhà trường, nói tục chửi thề, thích thể hiện bản thân một cách thái quá, sống thực dụng, không có hoài bão, mất đi các giá trị văn hóa, thẩm mỹ truyền thống tốt đẹp của dân tộc…

Mỗi một môn học có một vai trò và nhiệm vụ riêng, góp phần vào sự phát triển toàn diện của học sinh. Môn Âm nhạc ở tiểu học nhằm giúp học sinh có những kiến thức âm nhạc phù hợp với lứa tuổi về: Học hát, hát đúng, hòa giọng, diễn cảm và có thể kết hợp một số hoạt động khi tập hát; bước đầu luyện tập đọc nhạc và chép nhạc ở mức độ đơn giản; luyện tập nghe và cảm nhận âm nhạc.Ngoài ra môn Âm nhạc còn giúp cho học sinh phát triển hài hòa nhân cách và bồi dưỡng tình cảm trong sáng, rèn cho các em sự tự tin, mạnh dạn khi tham gia các hoạt động trong và ngoài nhà trường.

Thế nhưng thực trạng học sinh ở miền núi còn thiếu điều kiện học tập. Sự quan tâm của cha mẹ chưa nhiều, chưa chú trọng việc môn học âm nhạc, cho rằng nó là môn học phụ, học cho vui. Còn học sinh đa số các em rất thích đến tiết học âm nhạc, vì các em được thư giản sau các tiết học Tiếng Việt, Toán… nhưng đa số các em còn rụt rè, chưa mạnh dạn, tự tin khi hát trước lớp, chưa hứng thú, tích cực trong giờ học, đa số học sinh không thích hát các bài hát trong chương trình mà chỉ thích hát nhạc trẻ, nhất là nhạc ráp, nhạc độ, nhạc người lớn đặt biệt các em không thích các tiết tập đọc nhạc, kể chuyện âm nhạc trong môn âm nhạc. Trong đợt đánh giá định kì giữa kì 1, tôi có khảo sát học sinh khối 5 (79 em) của trường về sự yêu thích các bài hát được học trong chương trình môn học âm nhạc, với câu hỏi: Em có thích các bài hát đã học trong sách không? Tôi nhận được 20 em trả lời là thích; 59 em trả lời không thích.

Từ những thực trạng đó, tôi luôn trăn trở làm thế nào để tìm ra những giải pháp giáo dục tối ưu giúp học sinh yêu thích các bài hát thiếu nhi trong chương trình và giúp học sinh có hứng thú trong giờ học Âm nhạc để góp phần hình thành nhân cách đạo đức, giá trị thẩm mỹ, yêu thích cái hay, cái đẹp và quan trọng hơn là nâng cao chất lượng bộ môn Âm nhạc trong nhà trường một cách hiệu quả nhất. Vì thế tôi mạnh dạn viết sáng kiến: “Một số biện pháp giúp các học sinh tiểu học phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo trong học môn Âm nhạc”.